HomeTin tức
Tìm hiểu giá FOB và giá CIF trong vận chuyển hàng hóa

Tìm hiểu giá FOB và giá CIF trong vận chuyển hàng hóa

20/03/2019 16:42

Tổng quan về FOB

FOB là gì?

FOB viết tắt của từ Free On Board, hiểu đơn giản là việc miễn trách nhiệm trên Boong tàu nơi đi. FOB là điều kiện giao hàng phổ biến trong Incoterms 2010. Người bán cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Khi người bán giao hàng lên boong tàu cho người mua,vượt qua lan can tàu tại cửa xếp hàng, mọi rủi ro của hàng hóa trên boong tàu sẽ chuyển cho người mua. Người ta thường gọi là hợp đồng FOB, giá FOB,...

Trong hợp đồng phải ghi rõ tên cảng xếp hàng theo cấu trúc FOB + vị trí xếp hàng ( hay vị trí chuyển rủi ro).  Đây là cách để biết địa điểm chuyển giao quyền và nghĩa vụ của 2 bên.

Ví dụ : Viết FOB Hải Phòng tức là Hải Phỏng là vị trí chuyển rủi ro của người bán tại Việt Nam cho người mua hàng.

Giá FOB là gì?

Giá FOB là giá tại cửa khẩu của bên xuất hàng. FOB chưa bao gồm phí bảo hiểm và phí chuyển hàng tới cảng của bên nhập.

Ví dụ: Nếu bạn mua hàng từ cảng Shanghai - Thượng Hải nhập về Việt Nam qua cảng Hồ Chí Minh Port. Bạn sẽ phải thanh toán phí vận chuyển hàng, mua bảo hiểm cho hàng di chuyển từ cảng Shanghai về đến cảng HCM.

Điều kiện giao hàng FOB

Điều kiện giao hàng FOB chỉ áp dụng với phương tiện vận chuyển đường thủy ( vận chuyển đường biển quốc tế và nội địa).

Tất cả chi phí trước khi hàng lên tàu sẽ được người bán trả như phí hải quan, thuế xuất khẩu,…

Điều kiện FOB yêu cầu, người bán phải làm mọi thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa. Thủ tục thông quan nhập khẩu, các khoản thuế phí sau đó thì người bán không có nghĩa vụ.

Điều kiện giao hàng FOB

Trách nhiệm của người mua và người bán

Trách nhiệm của người bán

◾ Người bán giao hàng lên tàu, cung cấp hóa đơn mua bán, bằng chứng giao hàng;

◾ Làm thủ tục xuất khẩu, cung cấp giấy phép xuất khẩu cho lô hàng;

◾ Hợp đồng vận chuyển của người bán được tính từ kho nội địa đến cảng chỉ định. Trong thời gian này, chi phí và rủi ro là thuộc về người bán. Như là phí khai hải quan, thuế, những phụ phí phát sinh;

◾ Người bán sẽ giao hàng đến cảng xuất chỉ định và chịu chi phí cho việc đưa hàng lên tàu.. Nếu tàu tại cảng đi bị trì hoãn thì người bán phải chịu chi phí phát sinh. Hoặc trong quá trình chuyển hàng qua lan can tàu làm rơi vỡ hàng thì người bán cũng phải chịu trách nhiệm.

◾ Cung cấp cho người mua bằng chứng về việc giao hàng lên tàu và những tài liệu cần thiết khác.

Trách nhiệm của người mua

◾ Thanh toán đủ tiền hàng theo hợp đồng của 2 bên;

◾ Lấy giấy phép xuất khẩu từ người bán và làm thủ tục cho lô hàng được phép nhập khẩu;

◾ Chịu chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng chỉ định đến cảng dỡ hàng. Để đảm bảo an toàn cho lô hàng của mình, người mua có thể mua thêm hợp đồng bảo hiểm;

◾ Khi hàng lên tàu, mọi chi phí và rủi ro được chuyển sang người mua. Như là cước tàu, thuế, bảo hiểm hàng hóa nếu có. Nếu hàng hóa bị hải quan tại nước xuất khẩu kiểm tra, người mua cũng phải chịu phí.

Việc ký kết hợp đồng theo điều khoản FOB sẽ có loại cho người mua. Vì họ quyết định vận tải và bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Chủ động đàm phán giá cả để tiết kiệm chi phí.

Tìm hiểu về CIF

CIF là gì?

◾ CIF viết tắt của Cost , Insurance ,Freight ( chi phí, bảo hiểm, cước tàu), là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng. Với CIF, người bán có trách nhiệm thanh toán các chi phí để đưa hàng hóa đến đích. Ví trí chuyển rủi ro trong trường hợp này là tại cảng xếp hàng.

Trong hợp đồng, CIF được viết gắn với tên cảng dỡ hàng. Ví dụ CIF Hải Phòng Port tức là cảng HP là nơi dỡ hàng.

Giá CIF là giá tại cửa khẩu của bên mua hàng, đã bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa đến cửa khẩu bên nhận hàng.

Giá CIF = Giá FOB + cước vận chuyển

Số CIF là gì?

Số CIF là số mã khách hàng , công ty tại ngân hàng. Môt công ty có thể mở nhiều tài khoản tại ngân hàng và ngân hàng quản lý nó bằng số CIF. Hiểu đơn giản số CIF là số code của công ty tại một ngân hàng.

CIF là gì trong Incoterms

So sánh giá FOB và giá CIF

Giống nhau

◾ Vị trị chuyển rủi ro giữa người mua và người bán là tại cảng xếp hàng

◾ Người bán làm thủ tục hải quan, người mua làm thủ tục nhập hàng.

◾ Dù bên nào mua bảo hiểm thì nếu có tốn thấy xảy ra với lô hàng, cả 2 trường hợp người mua là người đứng ra đòi bảo hiểm.

Khác nhau

Điều kiện giao hàng

✔ FOB: giao hàng lên tàu

✔ CIF: tiền hàng, bảo hiểm và cước tàu

Bảo hiểm hàng hóa

✔ Trong FOB, người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng, đây là quyết định của người mua.

✔ Trong CIF, người bán bắt buộc phải mua bảo hiểm đường biển cho lô hàng. Sau đó, người bán gửi các chứng từ, hợp đồng bảo hiểm cho người mua. Mức bảo hiểm là tùy 2 bên thỏa thuận.

Trách nhiệm thuê tàu hàng

✔ FOB: người bán không phải thuê tàu, người mua tự book tàu

✔ CIF: người bán tìm tàu vận chuyển

Lựa chọn nhập hàng theo FOB hay CIF

Nhập hàng theo giá FOB

Người mua sẽ kiểm soát được cước vận chuyển và chi phí chuyển hàng vì mình tự book tàu. Trong kinh doanh, tiết kiệm được chi phí luôn là yếu tố quan trọng và cần thiết để có lợi nhuận.

Ngoài ra, bạn cũng là người tự thuê và sử dụng bên giao nhận chuyển hàng nên sẽ nắm được mọi thông tin của hàng và có thể hỗ trợ bất cứ khi nào có phát sinh.

Nhập hàng theo giá CIF

Với những người nhập hàng không có kinh nghiêm, còn mới vào nghề, hoặc thu mua khối lượng nhỏ thì sẽ thích mua CIF hơn. Họ không phải mất thời gian tìm tàu và hãng bảo hiểm hàng. Mọi trách nhiệm bên cung cấp sẽ lo. Tuy nhiên, mua theo giá CIF lại cao hơn giá FOB. Bởi vì người bán tự tìm bên giao nhận, hàng bảo hiểm, book tàu,... nên cũng sẽ kiếm thêm lợi nhuận từ đây. Và cũng có thể bạn phải trả thuế cho các chi phí vận tải,... mà người bán thêm vào.  Nếu mua FOB thì sẽ chẳng có những khoản phí này vì những khoản phí kể trên không nằm trong giá bán. Hãy là người nhập hàng thông thái và có lợi cho mình nhất.

Nếu bạn muốn có thêm những thông tin về các dịch vụ chuyển hàng đi nước ngoài nhanh chóng của công ty chuyển phát nhanh quốc tế, vui lòng liên hệ để được tư vấn.

CHI TIẾT:

📱Hotline 1900-545428, (024) 3783 4919

🏬Văn phòng Hà Nội Tầng 6, Nhà 25T1, Khu đô thị Đông Nam,Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.

🏢Văn phòng TP HCM: Số 11B Đường Tiền Giang, Phường 2, Quận Tân Bình. Thành phố Hồ Chí Minh.

PCS - MÃI MÃI SỰ TẬN TÂM

 

Posts
Bài viết liên quan
4 Breakthrough Strategies for Vietnam’s Logistics Sector: Expert Insights
4 Breakthrough Strategies for Vietnam’s Logistics Sector: Expert Insights
08/11/2024 03:24
At the Vietnam Logistics Summit 2024, industry experts and policymakers presented four essential strategies to address these challenges and enable the sector to achieve new efficiency, competitiveness, and sustainability levels.
Read more
Vietnam Logistics: A Billion-Dollar Investment Opportunity
Vietnam Logistics: A Billion-Dollar Investment Opportunity
23/10/2024 06:57
Vietnam's logistics industry is rapidly emerging as one of the most promising sectors for international investment. With an annual growth rate of 14-16%, it is among the fastest-growing logistics markets in the world. By 2050, experts project that the sector could contribute up to 20% of the country's GDP, positioning it as a critical pillar of Vietnam’s economic growth. So, what is driving this expansion, and why should foreign investors be interested?
Read more
Vietnam's Logistics Highlight of Q3/2024: Ready for FWC 2025
Vietnam's Logistics Highlight of Q3/2024: Ready for FWC 2025
10/10/2024 02:15
Vietnam's logistics sector is experiencing remarkable growth as it gears up to host the prestigious Fiata World Congress 2025 (FWC2025) in Hanoi. With strong government support and a dynamic economic landscape, Vietnam is set to showcase its logistics potential on the global stage. This article highlights key developments in the country's logistics industry in Q3/2024 and how these achievements lay the foundation for a successful FWC2025.
Read more
 
Copyright © 2024 by PCS. All Rights Reserved