HomeTin tức
E-commerce là gì? Sự phát triển của ngành Thương Mại Điện Tử

E-commerce là gì? Sự phát triển của ngành Thương Mại Điện Tử

12/03/2019 10:04

Các khái niệm liên quan đến E-commerce

E-commerce là gì?

Dịch theo nghĩa đơn giản thì E-commerce chính là thương mại điện tử ( TMĐT). Đây là khái niệm chỉ các hoạt động kinh doanh, mua bán diễn ra trên Internet, đặc biệt mua bán qua các website. Đây được xem là khía cạnh quan trọng của kinh doanh điện tử. Việc mua bán, trao đổi hàng hóa chỉ cần thông qua Internet.

Các hoạt động của thương mại điện tử diễn ra giữa doanh nghiệp với khách hàng. Hoặc có thể diễn ra giữa 2 doanh nghiệp với nhau.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử và e-commerce là giống nhau. Theo như tổ chức thương mại thế giới WTO, định nghĩa thương mại điện tử như sau:

"Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet. Nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet".

Thương mại điện tử là gì

Các mô hình thương mại điện tử

Mô hình thương mại điện tử B2B

- Thương mại điện tử giữa 2 doanh nghiệp với nhau, gọi là B2B ( Business to Business).

- Đây là mô hình dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Tức là: một bên cung cấp các giải pháp thương mại điện tử, còn một bên sử dụng ứng dụng đó để kinh doanh sản phẩm.

Ví dụ: Alibiba là điển hình của mô hình này. Alibaba tạo ra những khu chợ điện tử và cho các doanh nghiệp thuê các gian hàng trên đó để bán hàng.

Mô hình thương mại điện tử B2C

- Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với khách hàng, gọi là B2C ( Business to Consumer).

- Nghĩa là : doanh nghiệp sẽ đăng thông tin sản phẩm mình bán lên Internet. Khách hàng xem và đặt mua qua mạng.

Ví dụ: Amazon là điển hình của mô hình này. Amazon đưa thông tin hàng hóa của mình lên Internet và khách hàng đặt mua hàng. Amazon sẽ giao hàng đến tận nơi cho khách hàng.

Mô hình thương mại điện tử C2C

- Thương mại điện tử giữa các cá nhân, gọi là C2C ( Consumer to Consumer): Những website cho phép các cá nhân bán hàng.

- Đây là mô hình giống như đấu giá trực tuyến. Người bán sẽ đăng thông tin sản phẩm của mình lên website. Khách hàng xem và có thể thương lượng giá cả với người bán.

Ví dụ: Website Ebay Mỹ là điển hình của mô hình này. Tại đây, người bán, người mai tự thương lượng giá cả với nhau.

Một số mô hình khác

Mô hình TMĐT B2B, B2C, C2C là ba mô hình phổ biến trên thế giới. Ngoài ra còn có một số mô hình thương mại điện tử như:

- Trao đổi điện tử giữa công ty và nhân viên trong công ty, gọi là B2E

- Trao đổi điện tử giữa các công ty tư nhân với chính phủ, gọi là B2G ( Business to Government)

- Trao đổi điện tử giữa chính phủ với doanh nghiệp, gọi là G2B

- Trao đổi điện tử giữa chính phủ với chính phủ, gọi là G2G

- Trao đổi điện tử giữa chính phủ với công dân, gọi là G2C

- Trao đổi điện tử giữa khách hàng với doanh nghiệp, gọi là C2B

Mô hình thương mại điện tử

Các website TMĐT tại Việt Nam và trên thế giới

Các website thương mại điện tử lớn tại Việt Nam

Một số các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn tại Việt Nam là: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Chợ Tốt,...

Các website thương mại điện tử lớn trên thế giới

Các website website thương mại điện tử lớn nhất thế giới đó là Amazon, Alibaba, Walmart, Ebay, Bestbuy, Etsy, Flipkart,... Đây là những trang mua sắm để Việt Nam học hỏi và phát triển.

Sự phát triển và thế mạnh của ngành thương mại điện tử

Sự phát triển của TMĐT trên thế giới

◾ Tính đến thời điểm hiện tại, ngành TMĐT tăng trưởng lên tới 32 % theo WB. Trong tương lai, TMĐT còn phát triển hơn nữa.

◾ Doanh thu bán hàng trực tuyến hiện đóng góp đến 40% mức tăng trưởng hàng tiêu dùng nhanh của toàn cầu.

◾ Dự báo 2025, Ngành TMĐT sẽ chiếm tới 10% tổng chi tiêu của hàng tiêu dùng nhanh trên toàn cầu.

◾ Thế giới ngày càng bùng nổ về mạng máy tính, ai ai cũng có thể tiếp cận với Internet. Con người giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng chỉ cần Internet. Đây là lý do khiến dịch vụ thương mại điện tử trên thế giới ngày càng phát triển mạnh hơn.

◾ Nhờ có TMĐT, quá trình mua sắm trở nên dễ dàng, không còn rào cản về khoảng cách và thời gian.

◾ Ranh giới giữa thương mại “thông thường” và “điện tử” trở nên mờ nhạt hơn khi các doanh nghiệp chuyển các bộ phận hoạt động kinh doanh của họ lên Internet.

◾ Nhờ TMĐT, khách hàng có thể mua sắm rẻ hơn, nhanh hơn và thuận lợi hơn.

Sự phát triển tại Việt Nam

◾ Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được đánh giá tăng nhanh vào khoảng 27%. Và các Sites thương mại điện tử ở Việt Nam chủ yếu hoạt động trên mô hình B2C.

◾ Các website TMĐT mọc lên ngày càng nhiều. Các quỹ đầu tư nước ngoài cũng đầu tư nhiều vào website TMĐT của Việt Nam.

◾ Số lượng người dùng Intenet ngày càng tăng chiếm tới 40 triệu người, Trong đó khoảng 30% mua hàng thông qua Internet.

◾ Người mua tiếp cận nhanh chóng với nguồn hàng phong phú, đa dạng, có nhiều sự lựa chọn mua sắm cho mình.

◾ Sự bùng nổ của TMĐT thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo ngày càng càng gia tăng. Người người bán hàng livestream trên Facebook và số người mua qua đấy chiếm tới 70%.  Qua đó cho thấy Việt Nam dành nhiều thời gian lên mạng xã hội và quan tâm mua sắm trên đây.

◾ Phương thức thanh toán của hoạt động TMĐT tại Việt Nam chủ yếu vẫn là COD - thanh toán khi nhận hàng.

Tuy nhiên, xét về tổng thể,TMĐT ở Việt Nam cũng chưa hẳn phát triển khi mà cả nước có tới 40 triệu người dùng Intetnet, mà chỉ có khoảng 1/3 số đó thường xuyên vào các website mua hàng. Lý do:

  • Nhiều người không mua online vì muốn xem tận mắt hàng hóa
  • Thanh toán qua thẻ ở Việt Nam chưa nhiều người biết tới
  • Niềm tin của khách hàng chưa đủ lón vào mua sắm online. Cũng bởi vì nhiều doanh nghiệp " treo đầu dê bán thịt chó".
  • Sự đa dạng và giá cả hàng hóa cũng không thấp hơn ngoài thị trường là bao.
  • Các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự hợp tác để phát triển cùng nhau, vẫn làm việc đơn lẻ là nhiều.
  • Vốn đầu tư vào thương mại điện tử là không nhỏ. Các doanh nghiệp phải đầu tư dài hạn mới có lãi. Nên không có vốn để tìm hiểu thị trường cũng khó phát triển.

Sự cần thiết của vận chuyển hàng hóa với thương mại điện tử

Mua sắm tẹt ga trên các trang thương mại điện tử trực tuyến của người tiêu dùng đã kéo theo các dịch vụ vận chuyển hàng hóa phát triển nhanh chóng. Việc vận chuyển hàng hóa là hoạt động rất quan trọng trong TMĐT để hàng đến tay người tiêu dùng. 

Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ chuyển phát phù hợp với nhu cầu của người như chuyển phát thường, chuyển phát hỏa tốc hay chuyển phát nhanh,... Dù bạn ở bất cứ đâu trên thế giới, đều có thể nhận hàng nhanh chóng. Nhờ có vận chuyển cũng giúp cho giao dịch mua bán thành công mặc dù người bán và người mua không trực tiếp gặp nhau.

Vận chuyển hàng hóa

Công ty vận chuyển quốc tế PCS tự hào là đơn vị vận chuyển trong và ngoài nước uy tín hàng đầu Việt Nam. Là một trong các công ty chuyển phát nhanh quốc tế, PCS cũng cung cấp dịch vụ giao hàng đến tay người nhận nhanh chóng. Vậy là việc vận chuyển đã giúp làm hoàn thành hoạt động giao dịch mua bán trực tuyến. Ngoài ra, cũng có thể nhận hàng kèm theo thu tiền hộ ship COD.

Trong tương lai, mọi hoạt động mua bán chỉ cần một cú click chuột đơn giản là xong, thu tiền bằng cách ship COD tiện lợi. Khách hàng sẽ chẳng phải ra ngoài mua sắm.

PCS có hệ thống nhân viên dày dặn kinh nghiệp, cơ sở hạ tầng tốt, chắc chắn là là nơi vận chuyển và giao hàng uy tín cho mọi khách hàng. Nếu có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, quý khách vui lòng liên hệ với PCS để nhận tư vấn và hỗ trợ.

CHI TIẾT:

📱Hotline: 1900-545428, (024) 3783 4919

🏬Văn phòng Hà Nội Tầng 6, Nhà 25T1, Khu đô thị Đông Nam,Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.

🏢Văn phòng TP HCM: Số 11B Đường Tiền Giang, Phường 2, Quận Tân Bình. Thành phố Hồ Chí Minh.

PCS - MÃI MÃI SỰ TẬN TÂM

 

Posts
Bài viết liên quan
4 Breakthrough Strategies for Vietnam’s Logistics Sector: Expert Insights
4 Breakthrough Strategies for Vietnam’s Logistics Sector: Expert Insights
08/11/2024 03:24
At the Vietnam Logistics Summit 2024, industry experts and policymakers presented four essential strategies to address these challenges and enable the sector to achieve new efficiency, competitiveness, and sustainability levels.
Read more
Vietnam Logistics: A Billion-Dollar Investment Opportunity
Vietnam Logistics: A Billion-Dollar Investment Opportunity
23/10/2024 06:57
Vietnam's logistics industry is rapidly emerging as one of the most promising sectors for international investment. With an annual growth rate of 14-16%, it is among the fastest-growing logistics markets in the world. By 2050, experts project that the sector could contribute up to 20% of the country's GDP, positioning it as a critical pillar of Vietnam’s economic growth. So, what is driving this expansion, and why should foreign investors be interested?
Read more
Vietnam's Logistics Highlight of Q3/2024: Ready for FWC 2025
Vietnam's Logistics Highlight of Q3/2024: Ready for FWC 2025
10/10/2024 02:15
Vietnam's logistics sector is experiencing remarkable growth as it gears up to host the prestigious Fiata World Congress 2025 (FWC2025) in Hanoi. With strong government support and a dynamic economic landscape, Vietnam is set to showcase its logistics potential on the global stage. This article highlights key developments in the country's logistics industry in Q3/2024 and how these achievements lay the foundation for a successful FWC2025.
Read more
 
Copyright © 2024 by PCS. All Rights Reserved