Danh mục hàng cấm kinh doanh và vận chuyển tại Việt Nam
Là khái niệm được sử dụng trong kinh doanh, hàng cấm được hiểu đơn giản là những loại hàng hóa, sản phẩm không được nhà nước cho phép buôn bán, trao đổi, sản xuất, sử dụng hay tàng trữ, pháp luật Việt Nam có những quy định rõ ràng về hàng cấm cũng như những hình phạt cho người vi phạm.
Hàng cấm là gì?
Hàng cấm nhập khẩu bao gồm nhiều loại hàng hóa trong nhiều lĩnh vực, được quy định rõ ràng bởi các nghị định của chính phủ như các nghị định 59/2006/NĐ-CP, 43/2009/NĐ-CP, 39/2009/NĐ-CP,…..
Hàng cấm thông thường là các loại hàng hóa mang tới sự nguy hiểm, nguy hại cho con người, gây mất an toàn, an ninh xã hội hay cho kinh tế, từ những loại vũ khí, chất độc tới những sản phẩm từ động vật quý hiếm đều là những hàng cấm.
Có những mặt hàng là hàng cấm ở quốc gia này nhưng nó lại được phép kinh doanh, sử dụng ở nước khác, khi bạn ở nước nào cần tìm hiểu về quy định về hàng cấm và danh mục hàng cấm nhập khẩu của đất nước đó nếu có những hoạt động liên quan.
Danh mục hàng cấm
- Vũ khí quân dụng cũng như các thiết bị, khí tài, phương tiện chuyên dùng trong quân sự, công an, quân dụng, phụ tùng và các trang thiết bị đặc chủng là một trong những mặt hàng đầu tiên trong danh mục hàng hóa cấm kinh doanh.
- Súng, đạn, mìn và các phụ kiện chế tạo.
- Phù hiệu, cấp hiệu của quân đội, công an.
- Các chất ma túy
- Chất hóa học bảng 1 ( theo quy định của thế giới)
- Những sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động, mê tín dị đoan,… đều bị cấm tại Việt Nam.
- Các loại pháo, bao gồm cả pháo hoa và pháo nổ.
- Đồ chơi gây nguy hiểm cho con người, các loại đồ chơi có khả năng gây hại tới giáo dục và sức khỏe của trẻ em (không loại trừ trò chơi điện tử).
- Động vật, thực vật sống cũng như các các bộ phận, sản phẩm được chế biến từ chúng, thuộc danh mục hàng cấm khai thác và sử dụng theo quy định của nhà nước Việt Nam và các thuộc danh mục điều ước quốc tế (Việt Nam là thành viên).
- Các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được cấp phép sử dụng.
- Phân bón hay các loại gống cây trồng nằm ngoài danh sách được phép sử dụng, xản xuất, kinh doanh của Việt Nam.
- Giống vật nuôi cũng vậy, chỉ được phép sản xuất, nuôi trồng, sử dụng, buôn bán các loại đã được cấp phép.
- Các loại khoáng sản đặc biệt, độc hại.
- Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm và ảnh hưởng xấu tới môi trường.
- Sản phẩm hay vật liệu chứa Amiăng thuộc nhóm Amfibole.
- Các trang thiết bị y tế và thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, hóa chất nằm ngoài danh sách cho phép.
- Thuốc lá, xì gà nhập lậu về Việt Nam.
- Chất phụ gia thực phẩm, chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, chất bảo quản, chất biến đổi gen chưa được nhà nước cho phép.
Trên đây là danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, sản xuất, tàng trữ, hàng cấm nhập khẩu và sử dụng theo quy định của nhà nước Việt Nam, nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động có liên quan, trong các trường hợp cụ thể cần được cấp phép của chính phủ Việt Nam. Các mặt hàng thuộc danh sách trên đều là hàng cấm vận chuyển qua bưu điện cũng như bất kể hình thức nào.
Tìm hiểu ngay ship hàng quốc tế PCS, để rõ hơn về hàng cấm vận chuyển, hàng hạn chế vận chuyển cũng nhưng những thông tin khác.
Vận chuyển hàng cấm
Pháp luật Việt Nam quy định tội tàng trữ, vận chuyển và sử dụng hàng cấm, tùy theo mức độ nguy hiểm sẽ có những biện pháp xử phạt phù hợp, nếu nhẹ có thể sẽ bị phạt hành chính, cấm hoạt động, còn nặng hơn có thể phải phạt tù,…
PCS có quyền vận chuyển hàng thuộc danh mục hàng cấm theo quy định của nhà nước Việt Nam, cũng như những mặt hàng không được phép nhập vào hoặc vận chuyển ở các nước mà khách hàng yêu cầu.
Khách hàng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nếu phát hiện một hoặc nhiều mặt hàng cấm trong lô hàng của khách hàng.
Có những mặt hàng không bị cấm ở nước ngoài, nhưng thuộc danh mục mặt hàng cấm vận chuyển tại Việt Nam, do vậy để tìm hiểu rõ hơn về khả năng vận chuyển, liên hệ PCS ngay để được hỗ trợ nhanh chóng, hi vọng các thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn hàng cấm là gì và danh sách hàng cấm.