HomeTin tức
Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Các hình thức vận tải đa phương thức tại Việt Nam

Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Các hình thức vận tải đa phương thức tại Việt Nam

11/03/2019 12:11

Vậy vận tải đa phương thức là gì? Khái niệm vận tải đa phương thức quốc tế được hiểu như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây:

Vận tải đa phương thức quốc tế là gì?

Vận tải đa phương thức quốc tế (Multimodal transport) hay còn gọi là vận tải liên hợp (Combined transport) là phương thức vận tải hàng hóa sử dụng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau trở lên. Trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức quốc tế, từ nơi công ty vận chuyển quốc tế kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại”.

Các phương thức vận tải quốc tế phổ biến hiện nay đang được sử dụng là:

  • Đường Bộ
  • Đường Thủy (Gồm thủy nội địa và vận tải biển)
  • Đường Sắt
  • Đường hàng không
  • Đường ống (Chuyên dùng cho hàng hóa: dầu mỏ, khí đốt,..)

Phương tiện vận tải: là loại phương tiện sử dụng để vận tải chuyên chở hàng hóa. Ví dụ: tàu thủy, xà lan, ôtô, máy bay, …

Vận tải đa phương thức quốc tế

Lợi ích của vận tải đa phương thức quốc tế

  • Đây là hình thức vận tải mang đến nhiều đóng góp vào hoạt động thương mại và sản xuất hàng hóa quốc tế
  • Giúp giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp từ đó dẫn tới giảm chi phí hàng hóa và sản xuất.
  • Khuyến khích thương mại kinh tế phát triển và tăng trưởng kinh tế,
  • Mở rộng mạng lưới vận tải và đạt được hiệu quả kinh tế cao khi kết hợp các phương thức vận tải. Từ đó, vận tải đa phương thức quốc tế có chuyên chở được khối lượng hàng hóa lớn, linh hoạt trong điều phối, vận tải hàng hóa
  • Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng cho các doanh nghiệp, giúp hàng hóa tiếp cận nhanh hơn đến thị trường.
  • Tạo ra sự hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp nhằm giảm thiểu những chứng từ vận tải đa phương thức không cần thiết.

Vận tải đa phương thức quốc tế

Các hình thức vận tải đa phương thức quốc tế tại Việt Nam

1. Vận tải đường bộ kết hợp với đường sắt (2R)

Mô hình vận tải đường bộ sử dụng phương tiện có tính linh hoạt cao là ô tô kết hợp với đường sắt sử dụng phương tiện tàu hỏa với tải trọng lớn (Road – Rail): Đây là sự kết hợp giữa tính cơ động của vận tải ô tô với tính an toàn, tốc độ và tải trọng lớn của vận tải sắt, mô hình 2R hiện đang được sử dụng nhiều ở Việt Nam:

– Theo phương thức này, người kinh doanh vận tải tiến hành đóng gói hàng trong các trailer. Được ô tô trở đến nhà ga thông qua các xe kéo gọi là tractor.

– Tại ga, các trailer chưa hàng hóa được kéo lên các toa xe và chở đến ga đến. Khi đến đích người kinh doanh vận tải lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống. Và sử dụng phương tiện vận tải ô tô chở đến các địa điểm để giao cho người nhận.

2. Vận tải đường bộ kết hợp với đường hàng không (R-A)

Mô hình vận tải đường bộ sử dụng phương tiện có tính linh hoạt cao là ô tô kết hợp với vận tải hàng không. Sử dụng phương tiện máy bay với độ an toàn cao, thời gian vận chuyển ngắn trên quãng đường dài (Road – Air).

Việc sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ô tô và vận tải hàng không. Mô hình RA là sự kết hợp tính cơ động linh hoạt của ô tô với độ dài vận chuyển của máy bay; hay còn gọi là dịch vụ nhặt và giao (Pick up and delivery):

– Theo phương thức vân tải đa phương thức quốc tế này, người kinh doanh vận tải sử dụng ô tô để tập trung hàng về các cảng hàng không. Hoặc từ các cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác.

– Hoạt động vận tải ô tô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải; có tính linh động cao, đáp ứng cho việc thu gom; tập trung hàng về đầu mối là cảng hàng không sân bay.

– Hoạt động vận tải hàng không thực hiện trung gian chuyên trở hàng hóa phục vụ cho các tuyến bay đường dài liên tỉnh có các cảng hàng không.

3. Vận tải đường bộ kết hợp với vận tải biển, thủy nội địa (R-S)

Mô hình vận tải đường bộ sử dụng phương tiện có tính linh hoạt cao là ô tô kết hợp với vận tải đường biển/đường thủy nội địa. Sử dụng phương tiện máy bay với độ an toàn cao, thời gian vận chuyển ngắn trên quãng đường dài (Road – Air) (Road – Air):

Là việc sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ô tô và vận tải hàng không. Mô hình R-A là sự kết hợp tính cơ động linh hoạt của ô tô với độ dài vận chuyển của máy bay, hay còn gọi là dịch vụ nhặt và giao (pick up and delivery).

Người kinh doanh vận tải sử dụng ô tô để tập trung hàng về các cảng hàng không; hoặc từ các cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác:

– Hoạt động vận tải ô tô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải. Cách thức này có tính linh động cao, đáp ứng cho việc thu gom; tập trung hàng về đầu mối là sân bay.

– Hoạt động vận tải hàng không thực hiện trung gian chuyên trở hàng hóa phục vụ cho các tuyến bay đường dài liên lục địa. Ví dụ như từ châu Âu sang châu Mỹ; hoặc các tuyến xuyên qua Thái Bình Dương, Ðại Tây Dương…

Vận tải đa phương thức quốc tế

Vận tải đa phương thức quốc tế

4. Phương thức vận tải đường hàng không kết hợp với đường biển (A-S)

Mô hình vận tải hàng không kết hợp với vận tải đường biển (Air – Sea): Nhanh hơn đường biển, rẻ hơn đường hàng không.

Đây là sự kết hợp giữa tính ưu việt về tốc độ của vận tải hàng không với tính kinh tế của vận tải biển. Mô hình AS này được áp dụng vận tải phổ biến từ các vùng Viễn Đông sang châu Âu. Trong việc chuyên chở những hàng hóa có giá trị cao: linh kiện điện tử. Và những hàng hóa có tính thời vụ cao: quần áo, đồ chơi, giầy dép, thực phẩm.

– Hàng hóa sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải cần được chuyển tới người nhận nhanh chóng. Do vậy, đường không là thích hợp nhất để người kinh doanh vận tải chuyển tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng. Nếu vận chuyển bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ; hoặc làm giảm giá trị của hàng hóa.

5. Phương thức vận tải hỗn hợp (2RIS)

– Mô hình vận tải hỗn hợp mà điển hình là sự kết hợp của các loại hình vận tải đường sắt – đường bộ – vận tải thủy nội địa – vận tải đường biển (Rail /Road/Inland waterway/Sea). Đây là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu.

– Hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường thủy nội địa đến cảng biển của nước xuất khẩu. Sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng của nước nhập khẩu; Sau đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thủy.

– Với mô hình 2RIS sẽ thích hợp với các loại hàng hoá đóng trong container trên các tuyến vận chuyển. Mà không yêu cầu gấp rút lắm về thời gian vận chuyển.

Để biết thêm thông tin về vận tải đa phương thức quốc tế và các dịch vụ gửi hàng đi nước ngoài. Bạn liên hệ ngay với PCS để được tư vấn và hỗ trợ.

CHI TIẾT:

📱Hotline 1900-545428, (024) 3783 4919

🏬Văn phòng Hà Nội Tầng 6, Nhà 25T1, Khu đô thị Đông Nam,Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.

🏢Văn phòng TP HCM: Số 11B Đường Tiền Giang, Phường 2, Quận Tân Bình. Thành phố Hồ Chí Minh.

💻Liên hệ trực tiếp qua Livechat website www.pcs.vn để được hỗ trợ trực tiếp.

Posts
Bài viết liên quan
4 Breakthrough Strategies for Vietnam’s Logistics Sector: Expert Insights
4 Breakthrough Strategies for Vietnam’s Logistics Sector: Expert Insights
08/11/2024 03:24
At the Vietnam Logistics Summit 2024, industry experts and policymakers presented four essential strategies to address these challenges and enable the sector to achieve new efficiency, competitiveness, and sustainability levels.
Read more
Vietnam Logistics: A Billion-Dollar Investment Opportunity
Vietnam Logistics: A Billion-Dollar Investment Opportunity
23/10/2024 06:57
Vietnam's logistics industry is rapidly emerging as one of the most promising sectors for international investment. With an annual growth rate of 14-16%, it is among the fastest-growing logistics markets in the world. By 2050, experts project that the sector could contribute up to 20% of the country's GDP, positioning it as a critical pillar of Vietnam’s economic growth. So, what is driving this expansion, and why should foreign investors be interested?
Read more
Vietnam's Logistics Highlight of Q3/2024: Ready for FWC 2025
Vietnam's Logistics Highlight of Q3/2024: Ready for FWC 2025
10/10/2024 02:15
Vietnam's logistics sector is experiencing remarkable growth as it gears up to host the prestigious Fiata World Congress 2025 (FWC2025) in Hanoi. With strong government support and a dynamic economic landscape, Vietnam is set to showcase its logistics potential on the global stage. This article highlights key developments in the country's logistics industry in Q3/2024 and how these achievements lay the foundation for a successful FWC2025.
Read more
 
Copyright © 2024 by PCS. All Rights Reserved